Giấy decal in mã vạch

Giấy decal in mã vạch

    Để sản xuất được một chiếc tem nhãn chất lượng, sắc nét để phục vụ cho hoạt động cung cấp thông tin đến người dùng, quản lý hàng hóa,… ngoài việc trang bị máy in mã vạch bạn còn cần đến các vật tư như giấy decal cuộn cùng mực in mã vạch.

    Có một câu hỏi đã được không ít người dùng đặt mua vật tư đặt ra “Giấy decal in mã vạch loại nào tốt, chất lượng, đảm bảo cho thông tin trên tem nhãn không bị bay?”. Nếu bạn cũng có cùng câu hỏi trên. Đáp án sẽ được giải đáp cùng bạn trong nội dung chia sẻ sau.

    Có bao nhiêu loại chất liệu giấy decal in mã vạch?

    Công nghệ mã vạch nói chung và thiết bị, tem nhãn mã vạch nói riêng đã và đang ngày một trở nên gần gũi, thân thuộc hơn với chúng ta. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều biết làm thế nào để chúng ta có thể tạo nên được một chiếc tem nhãn đúng chuẩn, chuyên nghiệp. Vẫn có rất nhiều người nghĩ rằng tem nhãn cũng được in bằng máy in văn phòng như bình thường. Như thực tế lại không phải thế! Tem nhãn được sản xuất bằng thiết bị chuyên dụng có tên gọi là máy in mã vạch (hay còn gọi là máy in tem nhãn, máy in barcode) cùng vật tư giấy decal in mã vạch và mực in (ribbon) mã vạch. Trong nội dung hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về giấy in mã vạch bạn nhé!

    Không giống với giấy in văn phòng có cả 2 mặt đều là giấy để in thông tin. Với giấy decal in mã vạch chúng ta sẽ chia cơ bản thành 2 phần là phần tem nhãn và phần đế. Phần tem nhãn bao gồm bề mặt để in thông tin, nội dung mà bạn mong muốn, mặt còn lại là mặt keo để sau khi bạn lột tem nhãn ra khỏi phần đế là có thể dán ngay lên bề mặt sản phẩm (đối tượng) mà bạn mong muốn. Giấy decal in mã vạch sẽ cấu trúc theo dạng cuộn để đáp ứng cho việc in ấn bằng máy in tem nhãn thay vì dạng tờ.

    Giấy decal in mã vạch hiện nay được tạo nên từ rất nhiều những chất liệu khác nhau để đáp ứng cho nhu cầu ứng dụng tem nhãn đa dạng của người dùng. Từ người dùng cá nhân đến người dùng doanh nghiệp, từ ứng dụng trong lĩnh vực sản xuất, công nghiệp, kho vận cho đến cả chăm sóc sức khỏe, bán lẻ,..

    Các loại giấy decal in mã vạch được sử dụng phổ biến nhất hiện nay bao gồm decal giấy, decal PVC, decal xi bạc, decal vỡ, decal cảm nhiệt. Ngoài ra, còn có một chất liệu đặc biệt khác là tem nhãn vải với chất liệu ruban, satin.

    Đặc điểm, ứng dụng của từng loại giấy decal in mã vạch

    Có nhiều loại chất liệu giấy decal in mã vạch như thế vậy đâu mới là loại thích hợp dành cho bạn? Từng loại có đặc điểm thế nào? Hi vọng với chia sẻ sau đây, chúng tôi có thể giúp bạn chọn lựa được sản phẩm đúng với nhu cầu sử dụng.

    • Giấy decal in mã vạch chất liệu giấy: Đây là loại vật tư để sản xuất các tem nhãn mà bạn dễ dàng bắt gặp nhất trong lĩnh vực bán lẻ như tại các cửa hàng, shop, siêu thị mini,… dưới hình dáng tem nhãn phụ, tem nhãn giá,… Đặc điểm của chúng là tuổi thọ thấp (nhưng chưa phải là thấp nhất), có thể thấm nước và dễ dàng bị xé rách bằng tay. Giấy decal in mã vạch này thích hợp để sản xuất tem nhãn sử dụng ngắn ngày và trong môi trường bình thường, độ ẩm thấp, không chịu nhiều tác động từ ngoại lực cũng như môi trường. Điểm nổi bật nhất của giấy decal chất liệu giấy là chi phí đầu tư thấp, là giải pháp tiết kiệm chi phí cho người dùng.

    • Giấy decal in mã vạch PVC: Hay còn được gọi là decal nhựa. Tựa như chính tên gọi của mình, loại vật tư này được tạo nên từ chất liệu nhựa. Nhờ đó, chúng sở hữu đặc tính vượt trội là không thấm nước, không tan (rã) trong nước và không thể xé rách bằng tay. Độ bền cao hơn hẳn decal bằng chất liệu giấy. Giấy decal in mã vạch PVC thường được ứng dụng trong các hoạt động cần ứng dụng tem nhãn thời hạn dài, trong các môi trường đặc biệt có độ ẩm cao như kho lạnh, tem nhãn dành quản lý các thùng sơn,…

    • Giấy decal in mã vạch xi bạc: Sở hữu cùng các đặc điểm như decal PVC nhưng giấy decal in mã vạch chất liệu xi bạc lại nổi trội hơn về độ bền cũng như khả năng chống chịu nhiệt độ khi nhãn được phủ trên bề mặt là một lớp kim loại có màu bạc (nhiều người còn hay gọi đây là decal nhôm, decal tráng bạc). Loại decal này thích hợp để ứng dụng sản xuất tem nhãn dán trên sản phẩm điện, điện tử, tem bảo hành. Bởi tem chẳng những có độ bền cao mà còn cho chất lượng in sắc nét, vẻ ngoài chuyên nghiệp hơn.

    • Giấy decal vỡ (decal bể): Đặc biệt hơn hết bởi một khi đã dán loại tem này lên bề mặt sản phẩm, khi thực hiện thao tác gỡ, con tem sẽ không còn giữ nguyên được hình dáng ban đầu hay bị rách như nhãn giấy. Thay vào đó, tem sẽ vỡ (bể) ra thành từng mảng nhỏ. Cũng vì đặc tính này mà giấy decal vỡ thường được dùng để sản xuất tem bảo hành, nhằm hạn chế tình trạng giả tem hay tháo tem dán sang một sản phẩm khác.

    • Giấy decal in mã vạch cảm nhiệt: Ở các loại decal tem nhãn trên bạn cần kết hợp cùng mực in để có thể tạo nên thông tin trên tem nhãn. Riêng giấy decal cảm nhiệt thì không thế. Giấy được cấu tạo đặc biệt hơn khi cho ra thông tin trên tem nhãn mà không cần dùng đến mực. Tuy có thể tiết kiệm chi phí cho mực in nhưng chi phí đầu tư cho decal cảm nhiệt lại cao hơn decal giấy thường và độ bền của decal cảm nhiệt với khả năng lưu giữ thông tin trên tem là thấp nhất. Do đặc điểm này mà giấy decal in mã vạch cảm nhiệt thường được dùng sản xuất tem thực phẩm ngắn ngày, tem nhãn dán đồ uống, dán ly trà sữa,…

    • Cuối cùng là chất liệu đặc biệt – tem nhãn vải ruban, satin: Loại chất liệu này thường ứng dụng trong lĩnh vực may mặc, thời trang để in ấn nhãn thương hiệu, nhãn hướng dẫn, lưu ý sử dụng cho sản phẩm. Nhãn có khả năng chịu được nhiều lần giặt ủi mà vẫn giữ được thông tin trên tem nhãn.

    Nên lựa chọn giấy decal in mã vạch mã vạch nào cho tốt?

    Có nhiều loại giấy decal in mã vạch là thế vậy đâu mới là loại chất liệu phù hợp nhất dành cho bạn? Đáp án cho câu hỏi này sẽ phụ thuộc vào chính nhu cầu ứng dụng tem nhãn của bạn. Bạn có thể dựa vào những ứng dụng của từng loại tem nhãn như trên hoặc liên hệ để được hỗ trợ nhanh chóng và chi tiết nhất.

    Nhận bản tin từ CÔNG TY PT Nhập email của bạn để nhận thông tin mới nhất

    Design by saigonwebsite.com.vn

    • Đang online: 44
    • Tháng: 5700
    • Tổng truy cập: 209937
    Zalo
    Hotline